Bật mí 6 tác dụng tuyệt vời của dầu óc chó

Dầu óc chó không những là một trong những loại dầu thực vật dùng để chế biến các món ăn mà chúng còn nhiều tác dụng tuyệt vời khác có lợi cho sức khỏe. Mời bạn hãy cùng chúng tôi khám phá về loại dầu thực vật này để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi Dầu óc chó có tác dụng gì?

1. Kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2

Trong một nghiên cứu trên 100 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có tiêu thụ 1 muỗng dầu óc chó mỗi ngày (15g/ngày) trong 3 tháng. Trong khoảng thời gian, tất cả các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 vẫn tiếp tục dùng thuốc điều trị tiểu đường và có chế độ ăn uống cân bằng. Kết quả cho thấy sự phối hợp này trong điều trị đã giúp giảm 8% lượng đường trong máu.

Ngoài ra, những người sử dụng dầu óc chó này đã giảm khoảng 8% lượng hemoglobin A1C (chỉ số cho biết lượng đường trong máu trung bình trong 3 tháng).

Theo các nhà khoa học, cơ chế giảm lượng đường máu sau khi sử dụng dầu óc chó có thể là do tăng cường độ nhạy cảm của insulin trong cơ thể thông qua cơ chế biểu hiện quá mức chất vận chuyển glucose GLUT4 và thụ thể insulin trên màng tế bào.

2. Chống ung thư và ngăn chặn sự phát triển của ung thư thực quản

Theo một nhóm các nhà nghiên cứu của Thổ Nhĩ Kỳ, trong dầu óc chó có chứa các thành phần như linoleic acid, oleic acid, palmitic acid, stearic acid, α-linoleic acid. Và những hợp chất này đã ức chế sự tiến triển của các tế bào ung thư thực quản.

Cũng theo nghiên cứu này, khi cho tế bào ung thư thực quản ở người tiếp xúc dầu óc chó với các nồng độ khác nhau (0 – 40 mg/ml) trong 24 giờ giúp làm giảm đáng kể khả năng sống của các tế bào ung thư này. Cụ thể là với liều 20mg/ml, dầu óc chó có thể làm giảm khoảng 50% khả năng sống của tế bào ung thư thực quản.

Ngoài ra, dầu óc chó còn tác động tới chu kỳ của tế bào ung thư, chẳng hạn như giảm tốc độ tăng trưởng tế bào ung thư bằng cách thúc đẩy quá trình bắt giữ tế bào ung thư ở pha G0/G1 trong chu kỳ tế bào.

3. Giảm mỡ máu và cải thiện chức năng tim mạch

Tăng lipid máu cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra những tổn thương ở hệ tim mạch và gây nên các bệnh liên quan đến tim và mạch vành.

Trong nhiều thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu đã tiến hành chỉ ra hiệu quả của các loại hạt giúp làm giảm cholesterol toàn phần, từ đó góp phần đáng kể trong việc cải thiện chức năng của hệ tim mạch.

Trong một nghiên cứu có kiểm soát ngẫu nhiên, 60 tình nguyện viên có nồng độ Triglyceride trong huyết tương > 350 mg/dl hoặc tổng nồng độ cholesterol> 250 mg/dl được chọn ngẫu nhiên thành 2 nhóm.

Các tình nguyện viên trong nhóm A (có 29 người) được cho uống 6 viên mỗi ngày, mỗi viên chứa 500 mg chiết xuất dầu óc chó (Juglans regia L.), trong 45 ngày. Trong khi đó, nhóm B (có 31 người) được cho dùng giả dược trong 45 ngày.

Các đối tượng trong 2 nhóm được khuyến cáo không dùng bất cứ sản phẩm nào làm từ quá óc chó và không được thay đổi chế độ ăn uống của mình. Trước khi tham gia vào nghiên cứu, bệnh nhân sẽ tạm dừng không sử dụng thuốc hạ mỡ máu 2 tuần.

Các tình nguyện viên sẽ được kiểm tra nồng độ của Triglycerid toàn phần, lượng LDL và HDL vào các thời điểm vào ngày 15, 30, 45 ngày sau khi bắt đầu và 15 ngày sau khi kết thúc nghiên cứu.

Kết quả thu được như sau:

  • Các bệnh nhân nhóm A có nồng độ triglycerid trung bình trong huyết  tương giảm 19% sau 15 ngày và giảm 33% sau 30 ngày kể từ khi bắt đầu nghiên cứu.
  • Các bệnh nhân thuộc nhóm B cũng ghi nhận được sự giảm nồng độ triglycerid trong huyết tương nhưng sự thay đổi này hầu như không đáng kể.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng sử dụng khoảng 3g dầu óc chó mỗi ngày có tác dụng giảm rõ rệt triglyceride huyết tương.

Tuy rằng, những tác dụng này vẫn cần được nghiên cứu thêm nhưng dầu óc chó cũng sẽ là sựa lưạ chọn đáng tin cậy cho những bệnh nhân bị tăng triglyceride máu.

4. Dầu óc chó có tác dụng kháng khuẩn

Không chỉ dừng lại tại đó, dầu óc chó còn có hoạt tính kháng khuẩn khá mạnh mẽ. Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học Ấn Độ thì dầu óc chó có thể ức chế hoặc tiêu diệt một số loại vi khuẩn như:

  • Klebsiella pneumoniae
  • Bacillus cereus
  • Staphylococcus aureus
  • Bacillus subtilis
  • Bacillus licheniformis

Những nghiên cứu như vậy sẽ hứa hẹn tiềm năng sử dụng dầu óc chó trong điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng nhiễm khuẩn.

5. Chế biến món ăn

Dầu óc chó có hương vị rất hấp dẫn, rất phù hợp để chế biến các món salad trộn, bít tết, các loại cá, nấu mì ống. Tuy nhiên, nếu chế biến dầu óc chó ở nhiệt độ quá cao thì loại dầu này có thể trở nên hơi đắng. Vì thế bạn cần chú ý điều này trong quá trình nấu nướng nhé. Tốt nhất là hãy thêm dầu óc chó vào các món ăn khi đã được nấu chín hoặc ở nhiệt độ phòng.

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hơn về dầu óc chó có tác dụng gì và các nghiên cứu chứng minh những tác dụng này.